Yến sào có giá trị dinh dưỡng rất cao, nhưng nếu ta bảo quản tổ yến không đúng cách có thể làm mất đi giá trị dinh dưỡng trong tổ yến, thậm chí còn làm hỏng tổ yến.
1. Tổ yến còn nguyên tổ hoặc tổ yến sạch đã sấy khô :
– Cất giữ nơi khô ráo. Tránh cất giữ ở chỗ quá kín đôi khi tạo sự ẩm mốc cho tổ yến.
– Tránh nơi có ánh sáng chiếu vào trực tiếp (hoặc qua cửa kính), năng lượng của ánh nắng mặt trời có thể phá vỡ những cấu trúc và thành phần dinh dưỡng của tổ yến.
Việt Nam.

2. Tổ yến tươi sau khi làm sạch
a. Cách bảo quản tổ yến tươi trong vòng 10 ngày.
Nếu không nấu yến ngay sau khi làm sạch, bạn để cho ráo nước (chỉ cần ráo nước, không phải khô), đựng trong hộp hoặc chén có nắp đậy, cất giữ trong tủ lạnh. Tốt nhất nên cho tổ yến vào ngăn mát của tủ lạnh.
b. Cách bảo quản tổ yến tươi trong vài tháng thậm chí cả năm vẫn đảm bảo.
– Để nơi khô ráo: Nếu muốn lưu lâu hơn, nên bật quạt thổi cho yến tương đối khô. Có thể sử dụng máy sấy ở nhiệt độ vừa phải. Tuy nhiên, hãy cẩn thận không làm khô bằng cách cho vào lò nướng, lò viba hay phơi trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời. Tổ yến sau khi được sấy ráo nước hãy cho vào túi nilông hút chân không hoặc cho vào hộp kín, cất NGĂN TỦ ĐÔNG.
Sau khi làm khô tổ yến nếu bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh: Nên bọc thật kín hộp yến bằng nhiều lớp túi ni lông để tránh tình trạng tổ yến quá khô, giòn dễ vỡ.
Lưu ý:
Nếu tổ yến đã bị ảnh hưởng bởi độ ẩm và sự oxy hóa. Khi đó tổ yến có vẻ hơi mềm, bụi bẩn và hơi ẩm mốc. Hãy sử dụng một bàn chải đánh răng nhẹ nhàng làm sạch tổ yến sau đó sấy khô và bảo quản theo hướng dẫn bên trên.
Hãy cẩn thận, nếu bạn thấy những tổ chim có lớp bề mặt đã chuyển sang màu đen, điều đó có nghĩa là tổ của chim đã bị ăn mòn do vi khuẩn hoặc đã trải qua quá trình oxy hóa nghiêm trọng. Tổ yến đó không ăn được.
Nguồn : sưu tầm